Tài khoản

Hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 5-6 tháng (P2)

Hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 5-6 tháng (P1)

Những thìa thức ăn đầu tiên 

Mục tiêu của giai đoạn 1 đó là giúp bé chịu đón nhận thức ăn được bón bằng thìa và biết há miệng cho thức ăn đi vào rồi nuốt xuống. Do đó, những thìa thức ăn đầu tiên mẹ bón cho bé rất quan trọng, nếu ngay từ đầu, mẹ đã làm bé sợ thìa, thì sau này, bé rất khó hào hứng với thức ăn. 

Ở giai đoạn 1 này, mẹ chỉ nên dùng loại thìa nhỏ, dung tích lớn nhất là 5ml. Lượng thức ăn mẹ xúc vào thìa chỉ là 1/2 đầu thìa, gạt ngang, mỗi lần chỉ nên xúc một ít một như thế.

Nhiều cha mẹ vô tình làm bé sợ ăn vì nhét thẳng thìa thức ăn vào miệng bé trong khi bé chưa chuẩn bị sẵn sàng. Thông thường khi bé không tự nguyện há miệng mà bị nhét thìa vào miệng thì bé sẽ có phản xạ đẩy lưỡi, tức là đẩy thìa thức ăn ra ngoài. Cha mẹ lại tưởng bé chống đối nên càng cố nhét thìa sâu hơn vào họng bé hay giữ cằm bé để bé không nhè ra. Hậu quả là việc làm này lại làm bé dễ bị ọe, thậm chí là sặc cháo, và cuối cùng khiến bé sợ thìa mà sợ lây sang cả thức ăn.

Cách tốt nhất để giới thiệu thìa thức ăn cho bé là:  Đưa thìa lại gần miệng bé, để một chút cháo chạm môi bé và đợi bé há miệng ra, đưa thìa thức ăn vào đủ để bé nuốt gọn phần cháo ở 1/2 đầu thìa. Lúc này, do bé chủ động tiếp nhận thức ăn nên bé sẽ có phản xạ nuốt thức ăn xuống và không thấy sợ hãi nữa. Sau khi bé nuốt xong, mẹ đợi khoảng 5 giây rồi mới từ từ lấy thìa cháo mới và lại đưa ra trước miệng bé, đợi bé há miệng nuốt cháo rồi mới cho bé ăn tiếp. Cứ thế cho đến khi bé ăn xong. 

 

Trình tự tăng độ thô của món ăn 

Ở nửa đầu của giai đoạn 1, thức ăn ở dạng lỏng và mịn, chỉ đặc hơn sữa mẹ/sữa công thức một chút (mẹ có thể thử độ đặc bằng cách dùng thìa kẻ một đường trên đĩa ăn mà đường kẻ của thìa liền vào ngay là được). Hoặc mẹ có thể căn cứ theo tỉ lệ nấu món ăn đã được hướng dẫn trước. 

Ví dụ, mẹ có thể nấu cháo với tỉ lệ 1:10, tức là 1 gạo, 10 nước. Mẹ có thể xem thêm cách chế biến món ăn dặm theo từng giai đoạn của con tại đây [Dẫn link]
Sau khoảng 2 tuần, khi bé đã quen với việc ăn thức ăn thô và không có dấu hiệu bị ọe hay khó chịu khi nuốt thức ăn, thì mẹ có thể bắt đầu từ từ tăng độ đặc cho món ăn bằng cách nấu bớt nước lại, hoặc giảm nước làm sánh món ăn đi. Ví dụ mẹ sẽ nấu cháo với tỉ lệ 1:9 (1 gạo:9 nước) thay vì 1:10 như trước đó. Tuy nhiên, độ mịn của thức ăn (dùng rây để làm mịn) vẫn giữ nguyên.
Mẹ dần dần tăng độ đặc cho món ăn và vẫn giữ nguyên độ mịn. Mục tiêu độ đặc của món ăn là đến cuối giai đoạn 1, bé đã có thể ăn cháo với tỉ lệ 1:7 và các món ăn khác thì ở mức sền sệt, giống như sữa chua khi được quậy đều lên.
Ở tuần cuối cùng của giai đoạn này, vào bữa đầu tiên của ngày, mẹ có thể cho bé thử ăn một lượng nhỏ món ăn được giảm độ mịn, khi thức ăn được thái nhỏ cỡ hạt mè và theo dõi phản ứng của bé, nếu bé nuốt tốt, mẹ có thể yên tâm cho bé ăn với độ thô như vậy. Nếu bé có dấu hiệu chưa thể nuốt được, mẹ có thể quay trở lại với độ mịn như ban đầu.  

 

Thay đổi đa dạng món ăn, màu sắc của món, cách trình bày để bé hào hứng hơn nhưng vẫn tuân thủ đúng nguyên tắc mỗi thực phẩm mới ăn thử liên tiếp 3 ngày để phòng tránh nguy cơ bé bị dị ứng thức ăn. 

 

Chúc mẹ và bé có bước khởi đầu ăn dặm thật thuận lợi!

 

 

 

 

 



07/2017.  Có 2 thích.  
  Thích
  Facebook